A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN

Phương pháp dạy học theo mô hình VNEN là cách dạy hướng tới việc học tập chủ động. Mô hình VNEN đòi hỏi phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học. Thực chất phương pháp này đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích cực chủ động của người học.

A. MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN

- Mô hình trường học mới được áp dụng ở Columbia và một số nước trong mấy chục năm qua, mô hình này được UNICEP, UNESCO…đánh giá cao và được thực hiện thành công ở các nước đang phát triển.

- Ở Việt Nam đã áp dụng mô hình VNEN từ năm học 2011-2012 Bộ GD &ĐT đã triển khai day học theo mô hình trường học mới VNEN ở bậc Tiểu học và tỉnh Lào Cai là tỉnh được đón nhận dự án đầu tiên về dạy học theo mô hình này. Sau 5 năm thực hiện, từ 4 trường trong tỉnh, chương trình đã được nhân rộng đến 253 trường và tạo ra những chuyển biến tích cực trong “cách dạy, cách học”, gợi mở nhiều kỳ vọng. Đến các năm học tiếp theo mô hình đã được nhân rộng trong phạm vi toàn quốc và cho đến nay mô hình đã được áp dụng trên 2000 trường trên toàn quốc.

Ở tỉnh ta mô hình trường học mới VNEN được áp dụng từ năm học 2012-2013 trong đó trường TH Lạc Đạo A - Văn Lâm được chọn làm thí điểm và rất thành công với mô hình này. Cho đến nay mô hình này được áp dụng rộng rãi các nhà trường trong toàn tỉnh, có huyện áp dụng dạy toàn phần. Còn ở huyện ta áp dụng dạy môn TNXH lớp 2,3 và môn Khoa học, Lịch sử - Địa lí lớp 4-5.

*Mô hình trường học mới VNEN bản chất là đổi mới toàn bộ:

Mới về cách học

Mới về cách dạy của thầy

Mới về cách đánh giá

Mới về tổ chức lớp học

Mới về quan hệ giữa cha mẹ, cộng đồng với nhà trường

Mới về trang trí lớp học

B. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN

Đổi mới căn bản của dạy học Mô hình trường học mới VNEN là chuyển:

- Hoạt động Dạy của GV thành hoạt động Học của HS;

- Hoạt động quy mô lớp thành hoạt động của quy mô nhóm;

- HS từ làm việc với GV thành làm việc với sách, có sự tương tác với bạn.

1. Hoạt động của giáo viên:

- GV chủ yếu quan sát các hoạt động của tất cả các nhóm, các HS trong lớp.

- GV chỉ đến hỗ trợ HS khi HS có nhu cầu cần giúp đỡ hoặc GV cần kiểm tra việc học của một HS, hoặc một nhóm.

- Thông qua quan sát, kiểm tra, GV đánh giá sự chuyên cần, tích cực của mỗi HS; đánh giá hoạt động của từng nhóm và vai trò điều hành của mỗi nhóm trưởng.

- Phát hiện những HS chưa tích cực, HS gặp khó khăn trong quá trình học; kiểm tra, hỗ trợ kịp thời những HS hạn chế để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ học tập.

- Chốt lại những vấn đề cơ bản của bài học.

- Đánh giá hoạt động học của các cá nhân, các nhóm và cả lớp.

- Tạo cơ hội để mỗi HS, mỗi nhóm tự đánh giá tiến trình học tập của mình.

- Khi dự giờ giáo viên chủ yếu theo dõi các hoạt động học tập của HS để xem các em đã thực các hoạt động đã hiệu quả chưa, các em đã nắm được mục tiêu bài học chưa, …

2. Hoạt động của học sinh

+ Trong mô hình VNEN, nhóm là đơn vị học tập cơ bản.

+ Nhóm trưởng là người thay mặt GV điều hành các thành viên trong nhóm: tự giác, tích cực hoạt động, tự quản, tự học, tự tìm tòi, khám phá phát hiện kiến thức theo hướng dẫn của sách. Mọi thành viên trong nhóm phải tự nghiên cứu tài liệu, tự học, chia sẻ với bạn, báo cáo với nhóm kết quả học tập. Các thành viên trong nhóm trao đổi, thống nhất và báo cáo kết quả học tập với GV.

C. TÀI LIỆU- CẤU TRÚC MỘT BÀI HỌC

* Tài liệu hướng dẫn học

  • Tài liệu HDH đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học hiện hành tức là không thay đổi về cấu trúc, nội dung của mỗi bài học.

- Tài liệu HDH là tài liệu 3 trong 1 dùng cho cả GV – HS – PH:

* Cấu trúc bài học

+ Tên bài ( số tiết trong 1 bài):

+ Mục tiêu:

+ Các hoạt động học tập gồm:

- Hoạt động cơ bản

- Hoạt động thực hành

- Hoạt động ứng dụng

D.TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO MÔ HÌNH VNEN.

1. Quy trình dạy học gồm 5 bước:

Bước 1: Gợi động cơ tạo hứng thú cho HS.

Bước 2: Tổ chức cho HS trải nghiệm.

Bước 3: Phân tích, khám phá, rút ra kiến thức mới.

Bước 4: Thực hành, củng cố bài học.

Bước 5: Ứng dụng

2. Mười bước học tập của VNEN

- 1.Nhóm trưởng lấy tài liệu và đồ dùng học tập cho cả nhóm .

- 2. Em đọc tên bài học rồi viết tên bài học vào vở ô li .

- 3. Em đọc mục tiêu bài học;

- 4. Em bắt đầu hoạt động cơ bản;

- 5. Kết thúc hoạt động cơ bản, em báo cáo với thầy cô giáo;

- 6. Em thực hiện hoạt động thực hành:

+ Em bắt đầu bằng hoạt động cá nhân,

+ Em chia sẻ với bạn bên cạnh,

+ Em trao đổi kết quả với các bạn trong nhóm, kiểm tra sửa lỗi cho nhau;

- 7. Chúng em đánh giá cùng thầy / cô giáo .

- 8. Em thực hiện hoạt động ứng dụng .

  • 9. Kết thúc bài , em viết vào bảng đánh giá .

- 10. Em đã học xong bài mới hoặc em phải ôn lại phần nào .

Bảng đối chiếu 5 bước lên lớp và 10 bước học tập

I.Mục tiêu

II.Tài liệu- Phương tiện

III.Tiến trình

5 bước lên lớp (GV)

10 bước học tập (HS)

Hoạt động cơ bản

Bước 1: Gợi động cơ, tạo hứng thú cho HS

Bước 2: Tổ chức cho HS trải nghiệm

Bước 3: Phân tích – Khám phá- Rút ra kiến thức mới

Bước 1: Nhóm trưởng lấy tài liệu…

Bước 2: Em đọc Tên bài học rồi….

Bước 3: Em đọc Mục tiêu của…

Bước 4: Em bắt đầu Hoạt động cơ bản…

Bước 5: Kết thúc Hoạt động cơ bản

Hoạt động thực hành

Bước 4: Thực hành – Củng cố bài học

Bước 6: Em thực hiện Hoạt động thực hành…

Bước 7: Chúng em đánh giá…

Hoạt động ứng dụng

Bước 5: Ứng dụng

Bước 8: Em thực hiện Hoạt động ứng dụng…

Bước 9: Kết thúc bài, em…

Bước 10: Em đã học xong….

E. Công tác tổ chức lớp học

I.Bầu hội đồng tự quản

+ Việc 1: Đưa ra tiêu chí để tham gia Hội đồng tự quản học sinh, số lượng nhân sự.

+ Việc 2: Cá nhân HS ứng cử/đề cử cá nhân tham gia HĐTQ.

+ Việc 3: Các ứng cử viên cùng nhóm ủng hộ chuẩn bị chương trình hành động, vận động tranh cử .

+ Việc 4: Các ứng cử viên thuyết trình tranh cử.

+ Việc 5: Bầu ban kiểm phiếu .

+ Việc 6: Ban kiểm phiếu làm việc

  • Hướng dẫn cách thức bỏ phiếu
  • Công bố kết quả kiểm phiếu, HS trúng cử
  • HĐTQ ra mắt .

II. Bầu các ban tự quản

+ Việc 1: HĐTQ bàn thống nhất số lượng các ban trong lớp, nói rõ mục đích của các ban cần xây dựng ( ban học tập, vệ sinh, lao động, văn nghệ TDTT, ban đối ngoại, thư viện…)

+ Việc 2: HS đăng kí vào các ban

+ Việc 3: Tổ chức họp ban: bầu trưởng ban, thư kí, xây dựng nội quy ban, xây dựng kế hoạch hoạt động.

+ Việc 4: Các trưởng ban ra mắt, báo cáo kế hoạch hoạt động.

III. Chia nhóm học tập

+ Việc 1: Chia nhóm: Ngẫu nhiên hoặc có chủ định.

+ Việc 2: Các nhóm thảo luận: đặt tên nhóm, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: trưởng nhóm, thư kí, báo cáo viên,...

+ Việc 3: Xây dựng nội quy nhóm

IV. Công cụ lớp học

Mỗi lớp theo theo mô hình VNEN cần có: Bảng 10 bước học tập, hộp thư bè bạn, cây cam kết, góc học tập, góc thư viện, con đường đến trường…

 

G Một số kĩ thuật dạy học theo mô hình VNEN

1. Khởi động tiết học

- Là hoạt động đầu giờ giúp các em hứng thú bước vào tiết học mới hoặc thông qua hoạt động khởi động để ôn lại những kiến thức cũ có liên quan đến nội dung bài học mới.

- Hoạt động khởi động có thể là trò chơi, bài hát, kể chuyện, đố vui,...

- Giáo viên (hoặc học sinh) tích cực sưu tầm các trò chơi mới, hấp dẫn để HS hứng thú khi tham gia.

Việc 1. HĐTQ đề xuất, cử người tổ chức thực hiện nội dung khởi động (hoặc giao ngay cho trưởng ban văn nghệ thực hiện)

Việc 2. Tổ chức khởi động (có thể do người tổ chức đề xuất hoặc do cả lớp đề xuất)

Việc 3. Chia sẻ về nội dung khởi động

Sau hoạt động khởi động bạn học được điều gì?

*Sau khi nghe giáo viên giới thiệu bài và ghi tên bài học lên bảng lớp; HS thực hiện 3 bước sau:

+ Bước 1: HS lấy đồ dùng, sách, vở.

+ Bước 2: Ghi tên bài vào vở.

+ Bước 3: HS đọc mục tiêu của bài học.

2. Đọc, hiểu mục tiêu

Việc 1. Đọc mục tiêu

- Sau khi giáo viên giới thiệu bài, giáo viên viết tên bài lên bảng, đồng thời học sinh viết tên bài vào vở.

- Học sinh viết tên bài xong, các em mở sách đọc thầm mục tiêu, em nào viết xong trước, mở sách đọc trước, không cần chờ nhóm trưởng yêu cầu, mỗi em đọc ít nhất 2 lần để hiểu mục tiêu.

- Khi nhóm trưởng thấy các bạn trong nhóm viết xong đầu bài, yêu cầu các bạn đọc mục tiêu. Nhóm trưởng hỏi: Để đạt mục tiêu này chúng mình phải làm gì? ( 2- 3 bạn trong nhóm trả lời)

Việc 2. Hiểu mục tiêu.

GV: Mời bạn ….( trưởng ban) cho các bạn chia sẻ mục tiêu.

Trưởng ban học tập mời cá nhân nêu mục tiêu, các bạn lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có)

Việc 3. Tìm cách đạt mục tiêu bài học.

Trưởng ban: Theo bạn, để đạt được mục tiêu này chúng mình phải làm gì?

(Chú ý nghe thầy cô giáo, đọc kỹ yêu cầu trong sách, làm bài tập, tích cực tự học, tương tác, trao đổi, hợp tác với bạn,...)

Trưởng ban: Mình nhất trí với ý kiến của các bạn. Để đạt mục tiêu này chúng mình phải chú ý nghe thầy cô giáo, đọc kỹ yêu cầu trong sách, làm bài tập, tích cực tự học, tương tác, trao đổi, hợp tác với bạn,...)

3. Hoạt động cá nhân.

+ Việc 1: Cá nhân làm việc.

+ Việc 2: Trao đổi cặp đôi (nếu chưa hoàn thành)

+ Việc 3: Chia sẻ nhóm: Nhóm trưởng mời 1 bạn báo cáo bài làm của mình.

Hỏi xem có bạn nào có ý kiến khác. Nhóm trưởng kết luận kết quả của bài.

+ Việc 4: Báo cáo GV (GV cần kiểm tra kết quả của các nhóm)

4. Hoạt động cặp đôi

+ Việc 1: Cá nhân đọc. Suy nghĩ làm bài của mình.

+ Việc 2: Hai bạn ngồi cạnh nhau quay vào nhau: 1 bạn hỏi – 1 bạn trả lời. Rồi đổi lại.

+ Việc 3: Chia sẻ nhóm: Nhóm trưởng mời từng cặp thực hiện .

Mời các cặp khác nhận xét. Nhóm trưởng nhận xét từng cặp.

+ Việc 4: Báo cáo GV (Gv cần kiểm tra kết quả của các nhóm)

Lưu ý: Ở việc 3 GV có thể cho học sinh báo cáo tiến độ vào phiếu sau:

Cặp học sinh

Kết quả thảo luận

Cặp HS1

 

…….

 

Cặp HS n

 

Ý kiến của nhóm

 

5. Hoạt động nhóm

+ Việc 1: Cá nhân đọc và suy nghĩ làm bài.

+ Việc 2: Hai bạn ngồi cạnh nhau quay vào nhau trao đổi: đổi chéo vở so đáp án.

+ Việc 3: Chia sẻ nhóm: -Nhóm trưởng mời 1 bạn nêu bài làm của mình.

- Mời các bạn khác nhận xét, bổ sung

- Nhóm trưởng kết luận, thư kí ghi lại ( nếu bài ghi phiếu)

+Việc 4: Báo cáo GV (GV cần kiểm tra kết quả của các nhóm).

* Đối với nội dung báo cáo kết quả đã làm

Việc 1. HĐTQ mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

Hoạt động nhóm thì mời đại diện các nhóm báo cáo. Hoạt động cặp đôi thì mời đại diện các cặp báo cáo.

Khi trình bày kết quả bài làm, yêu cầu HS trình bày bài (không đọc bài giải hay kết quả) để kiểm tra mức độ hiểu của HS đó và giảng cho các bạn trong lớp chưa hiểu.

Việc 2. Các nhóm khác có ý kiến khác thì nhận xét, bổ sung. ( các nhóm, cặp cần thống nhất ý kiến trước rồi mới chia sẻ. Chỉ rõ đúng hay sai, ai sai, sai ở đâu. Đề nghị nhóm , cặp sửa lại cho bạn.

Việc 3. Trưởng ban hoặc GV chia sẻ, kết luận.

Sau khi HS báo cáo kết quả với GV, nếu HS trình bày tốt, có các câu hỏi tranh luận để làm rõ, khắc sâu kiến thức tiết học. HS đều hiểu, nắm bài tốt, giáo viên tổng kết, đánh giá, không cần thiết phải nhắc lại những nội dung HS đã trao đổi, chia sẻ.

* Đối với nội dung mới, khó với đa số HS

Khi đa số các nhóm giơ thẻ cứu trợ, giáo viên cho HS trao đổi chung trước lớp,có thể bằng các cách sau:

- Bằng những câu hỏi, GV gợi mở, dẫn dắt để HS giải quyết được nhiệm vụ của bài học.

- Gọi HS đã giải quyết được nhiệm vụ của bài học hướng dẫn các bạn trong lớp.

(Giáo viên hạn chế hướng dẫn HS, trừ những kiến thức mới với tất cả học sinh)

6. Hoạt động chung cả lớp

Hoạt động chung trước lớp thông thường cuối mỗi hoạt động (cơ bản, thực hành) hoặc khi có tình huống xảy ra (nội dung kiến thức mới và khó với đa số học sinh), cần có sự hướng dẫn của GV.

Khi hoạt động chung trước lớp báo cáo kết quả các nhóm đã làm, không nhất thiết phải trình bày các bài tập học sinh đã làm, có thể tập trung vào những bài mới, khó có vấn đề để HS trình bày, tranh luận những vấn đề cần quan tâm giúp các em hiểu rõ hơn nội dung bài.

+ Việc 1: Cá nhân đọc câu hỏi, suy nghĩ câu trả lời.

+ Việc 2: Ban học tập điều hành chia sẻ câu trả lời theo các câu hỏi của bài tập.

- Gọi đại diện trả lời

- Goi nhận xét, bổ sung, phản hồi thắc mắc.( nếu khó không trả lời được thì mời GV giải đáp)

- Tổng kết ý kiến của cả lớp.

  • + Việc 3: Giáo viên kết luận bài tập, nhận xét hoạt động.

6. Hoạt động cộng đồng

Hoạt động đòi hỏi sự giúp đỡ, kiểm tra từ phía cha mẹ, người thân của HS. Các hoạt động này thường nằm trong phần hoạt động ứng dụng, học sinh thực hiện tại nhà.

*Kỹ thuật đọc của HS

- Khi học cá nhân, HS chỉ cần đọc thầm, đọc nhẩm.

- Khi chia sẻ cặp đôi, HS nói vừa đủ để bạn bên cạnh nghe rõ.

- Khi hoạt động nhóm, HS nói vừa đủ để các bạn trong nhóm nghe rõ.

- Khi trao trao đổi trước lớp, HS nói to, rõ cho cả lớp và giáo viên nghe rõ.

*Tiến độ trong giờ học

Để HS không ngồi chơi trong các hoạt động, khi học cá nhân xong, bạn bên cạnh chưa xong, HS có thể giúp đỡ các bạn khác đến khi bạn bên cạnh làm xong, cùng trao đổi cặp đôi.

E. MỘT SỐ BIÊN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY-HỌC THEO MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VNEN.

1. Đối với Ban giám hiệu:

- BGH phải quan tâm, chỉ đạo sát sao chuyên môn với giáo viên dạy VNEN.

- Tăng cường dự giờ, tư vấn, rút kinh nghiệm.

- Tổ chức các chuyên đề chuyên môn về VNEN rút kinh nghiệm.

- Tổ chức các hội thảo chuyên đề chuyên môn cụm trường để giúp giáo viên có cơ hội chia sẻ học hỏi lấn nhau.

- Khuyến khích giáo viên linh hoạt, sáng tạo trong dạy học.

- Mỗi giáo viên phải có sổ ghi chép cá nhân những vấn đề bất cập về sách, những khó khăn của học sinh, những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả.

2. Đối với Tổ chuyên môn:

- Chủ động lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn trong tổ, nội dung sinh hoạt phải đi vào chiều sâu và chất lượng (nêu lên được những tồn tại, những khó khăn bất cập, những vướng mắc gặp phải trong quá trình dạy học. Tổ chức thảo luận và thống nhất trong tổ những điều chỉnh, những giải pháp khắc phục tồn tại trong thời gian tiếp theo).

  • Tăng cường dự giờ, tư vấn, rút kinh nghiệm cho giáo viên trong tổ ( về phương pháp, cách thức tổ chức lớp, cách điều hành của nhóm trưởng, học sinh có thực sự tự học không ? có tự giác, tích cực không ?, sự giúp đỡ của nhóm, của GV với HS hạn chế như thế nào? ...

- Thường xuyên kiểm tra giáo viên để tư vấn điều chỉnh kịp thời, đồng thời đề xuất với nhà trường những khó khăn bất cập.

3. Đối với giáo viên:

- Nghiên cứu kĩ bài dạy (mục đích cần đạt, câu lệnh, lôgô...) để trao đổi với các giáo viên trong khối, trao đổi với TCM điều chỉnh cho phù hợp; nắm chắc 5 bước giảng dạy và 10 bước học tập để tổ chức dạy học trên lớp đạt hiệu quả.

- Viết vào sổ ghi chép cá nhân để đánh giá việc học tập, cập nhật những khó khăn của học sinh, những giải pháp thực hiện đạt hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

- Hướng dẫn HS lựa chọn và bình bầu những bạn mạnh dạn, nhanh nhẹn, học lực tốt vào ban tự quản và nhóm trưởng để tập huấn cho nhóm trưởng và ban tự quản kĩ năng điều hành nhóm học tập cũng như tổ chức vui chơi.

- Tăng cường kiểm tra bài tập ứng dụng. .

- Phân nhóm nhiều đối tượng để HS hỗ trợ nhau học tập.

- GV quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn đối với những học sinh hạn chế. Thường xuyên động viên, khuyến khích khi các em có tiến bộ.

- Trong dạy học phải bao quát lớp, qui định các kí hiệu để học sinh thực hiện theo lệnh và kiểm tra giám sát, giúp đỡ các nhóm kịp thời. Nhất thiết phải tổ chức bước khởi động để tạo hứng thú cho học sinh bước vào tiết học.

- Trước khi tổ chức cho học sinh trải nghiệm, phân tích khám phá rút ra kiến thức mới, giáo viên cần linh hoạt kết hợp tính kế thừa của PPDH truyền thống để giao nhiệm vụ đồng loạt, rõ ràng cho các nhóm thực hiện.

ST

 


Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...