A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát động cuộc thi “Ý tưởng trẻ thơ” năm 2018

hực hiện công văn số Số: 386 / PGDĐT- GDTH về việc tổ chức Sân chơi “ Ý tưởng trẻ thơ” dành cho học sinh tiểu học, trường Tiểu học Vân Du phát động cuộc thi tới toàn thể học sinh.

 

TỔ CHỨC SÂN CHƠI “Ý TƯỞNG TRẺ THƠ”

       1. Tên hoạt động Sân chơi “Ý tưởng trẻ thơ”: “Hãy là nhà phát minh tí hon”.

       2. Chủ đề: “Ý tưởng cho một cuộc sống tốt đẹp hơn”.

      3. Đối tựơng tham gia: Trẻ em Việt Nam hiện đang là học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5. Các em có thể tham gia với tư cách cá nhân hoặc theo nhóm (tối đa 03 thành viên/nhóm)

      4. Cách thức tổ chức:

a) Học sinh vẽ tranh - Thể hiện ý tưởng trên khổ giấy A3 với chất liệu phù hợp;

b) Học sinh tự chuyển tranh vẽ thành mô hình (đối với những học sinh có tranh vẽ được Ban tổ chức đánh giá tốt và có thông báo từ Ban tổ chức tới học sinh).

c) Học sinh thuyết trình ý tưởng thể hiện qua mô hình (đối với những học sinh có mô hình được Ban tổ chức đánh giá tốt và có thông báo từ Ban tổ chức tới học sinh).

d) Ban Tổ chức trao giải cho những học sinh có ý tưởng, mô hình và thuyết trình được đánh giá xuất sắc nhất.

       5. Yêu cầu:

- Các tranh vẽ phải truyền tải được ước mơ của trẻ thơ, các ý tưởng thể hiện phải có tính sáng tạo, không được sao chép.

- Tranh vẽ sai khổ giấy hoặc sai chủ đề (chân dung, tĩnh vật, phong cảnh…) sẽ không hợp lệ.

- Ý tưởng và tranh vẽ của học sinh chưa từng tham gia tại các cuộc thi nào.

            - Mỗi học sinh hoặc nhóm học sinh (tối đa 03 thành viên/nhóm) chỉ được gửi tối đa 03 ý tưởng (03 bức tranh) về Ban Tổ chức.

            - Hạn cuối nộp bài dự thi: ngày 25/11/2018. Thời gian nhận bài thi được tính theo dấu bưu điện. Ban Tổ chức sẽ không chịu trách nhiệm với những bài dự thi bị thất lạc khi gửi qua bưu điện.

- 60 (sáu mươi) bức tranh thể hiện ý tưởng tốt nhất sẽ được Ban tổ chức chọn và thông báo tới học sinh để các em chuyển ý tưởng từ tranh vẽ thành mô hình gửi về Ban Tổ chức. Học sinh phải thể hiện bằng phát minh cụ thể, có thể dựng thành mô hình mang cơ chế chuyển động (không bắt buộc) kèm theo một bản thuyết trình hoặc giải thích ngắn gọn về ý tưởng của mình (tên ý tưởng, ước mơ của em khi vẽ bức tranh này, cơ chế hoạt động của mô hình v.v.).

+ Mô hình phải được thực hiện bởi chính các em học sinh. Bố mẹ, thầy cô, gia đình có thể hỗ trợ nhưng không được làm thay cho học sinh.

+ Ban Tổ chức sẽ hỗ trợ 700.000đ cho mỗi ý tưởng khi được chuyển thành mô hình (500.000đ dành cho học sinh và 200.000đ dành cho thầy cô giáo hỗ trợ học sinh làm mô hình).

            - Từ 60 mô hình, Ban Tổ chức sẽ lựa chọn 30 mô hình tiêu biểu nhất để tham gia giao lưu và thuyết trình tại Hà Nội. Căn cứ vào kết quả, Ban Tổ chức sẽ trao giải cho các học sinh có ý tưởng xuất sắc nhất.

Cụ thể như sau:

02 Giải Nhất: mỗi giải trị giá 20 triệu đồng

02 Giải Nhì: mỗi giải trị giá 14 triệu đồng

02 Giải Ba: mỗi giải trị giá 8 triệu đồng

04 Giải Honda: mỗi giải trị giá 4 triệu đồng

20 Giải Khuyến khích: mỗi giải trị giá 2 triệu đồng

 

* Cùng với các phần thưởng cá nhân, các trường tiểu học có học sinh đoạt Giải Nhất, Nhì và Ba sẽ nhận được phần thưởng có giá trị tương ứng 60, 50 và 40 triệu đồng (bằng hiện vật).

     6. Một số lưu ý :

Mặt sau mỗi bức tranh gửi Ban tổ chức, học sinh ghi đầy đủ các thông tin sau đây:

- Họ và tên (đối với các nhóm tham dự, cần ghi rõ tên Nhóm trưởng);

- Ngày tháng năm sinh (gửi kèm theo 1 bản sao Giấy khai sinh);

- Địa chỉ nhà riêng;

- Số điện thoại liên hệ;

- Tên và số điện thoại của người hướng dẫn (nếu có).

* Ban Tổ chức có quyền sử dụng tất cả các ý tưởng, hình ảnh liên quan đến việc tổ chức Sân chơi cho mục đích tuyên truyền, khích lệ sự sáng tạo và ý tưởng bay bổng của học sinh.

* Ban Tổ chức hỗ trợ toàn bộ chi phí ăn ở, đi lại cho những học sinh được mời về tham dự giao lưu và thuyết trình ý tưởng tại Hà Nội ./.


Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...